Mỗi con người chúng ta sinh ra đều có cội, có nguồn và dân tộc, đất nước cũng thế, đều được hình thành phát triển trên cơ sở của sự bảo tồn, tôn tạo cũng như duy trì những giá trị truyền thống, văn hoá cùng những tập tục đã gắn bó với biết bao thế hệ từ thời kỳ dựng nước cũng như thời kỳ chiến tranh bảo vệ tổ quốc đến thời kỳ hoà bình và phát triển như ngày nay thì văn hoá chính là dân tộc, là đất nước và là con người.
Trong vô vàn những giá trị văn hoá mà chúng ta cần bảo tồn thì những giá trị văn hoá truyền thống trong âm nhạc là những giá trị cốt lõi, phản ánh tập quán cũng như phong tục của người dân tại mỗi nơi sinh sống, đồng thời, giá trị văn hoá trong âm nhạc còn thể hiện cái hồn của đất nước trong hơi thở của thời đại.
Những giá trị văn hoá trong âm nhạc của người dân đất Việt
Người Việt Nam chúng ta từ ngàn đời nay thường hay có những phong tục, tập quán rất riêng biệt và đặc chưng của từng vùng miền, mỗi nơi đều có những phong tục cũng như văn hoá khác nhau, những phong tục, tập quán đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người, từ thế hệ này đến thế hệ khác, những người dân dù ở bất cứ đâu, thành thị hay nông thôn thì bản sắc văn hoá vẫn là giá trị trường tồn và trong cái bản sắc văn hoá đó, thì âm nhạc là 1 trong những cầu nối giá trị nhất phản ánh cuộc sống cũng như truyền thống của người dân nói riêng và văn hoá dân tộc nói chung.

Âm nhạc Việt đã trải qua rất nhiều những thay đổi theo từng thời kỳ của đất nước, tuy nhiên, những giá trị cốt lõi, giá trị truyền thống thì vẫn được các thế hệ người Việt bảo tồn, duy trì và phát triển. Âm nhạc là nét thể hiện mạnh nhất hồn Việt với rất nhiều những chất riêng biệt mà chỉ chúng ta những người con đất Việt mới có. Những điệu hò Huế, những làn điệu dân ca bắc bộ, những câu hát quan họ Bắc Ninh hay những câu cải lương miền đất nam bộ, ngọt ngào, tình cảm phản ánh cuộc sống bình dị nhưng rất nên thơ của người dân trong cuộc sống lao động được thể hiện gần như đầy đủ nhất. Các bài hát đã gắn bó với thế hệ những người con đất Việt, phản ánh từng thời kỳ của đất nước từ trong lao động, xây dựng, gìn giữ, bảo vệ tổ quốc đến những giai điệu mới lạ nhưng lại mang hồn Việt của đất nước trong hơi thở kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Âm nhạc Việt chứa đựng nhiều giá trị văn hoá sâu sắc, phản ánh tâm hồn, phong tục, truyền thống của người Việt Nam, và trong cái văn hoá đậm chất đó, chúng ta thấy rằng giá trị văn hoá với tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước, niềm tự hào về lịch sử, truyền thống của dân tộc luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu. Ngoài ra, chúng ta thấy rằng, trong các câu hát, điệu hò, các giai điệu đều mang tính nhân văn cao cả khi thể hiện được sự yêu thương của tình yêu đôi lứa, sự trân quý của tình bạn cao cả, sự đồng cảm của những con người có chung dòng máu đã gần như phản ánh đầy đủ phong tục truyền thống trong sự đa dạng của từng vùng miền.
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá trong âm nhạc, việc nên làm
Thời gian gần đây, gu thưởng thức âm nhạc của người Việt đã đi theo xu hướng nghe có chọn lọc, và trong đó, hơi hướng của văn hoá truyền thống đã được các thế hệ trẻ đưa vào những lời ca, câu hát và nhận được sự phản hồi rất tích cực từ đông đảo khán giả cũng như các nhà phê bình, những người có chuyên môn.
Hãy lấy ví dụ chương trình “Anh trai vượt ngàn trông gai” năm 2024 chúng ta sẽ thấy được âm nhạc đã thể hiện tất cả những gì tinh tuý nhất của truyền thống vào trong các bài hát được làm mới với những ca từ ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, nơi những người mẹ, người cha hết lòng vì con cái và những giá trị đó không hề bị mai một trong từng câu hát, điệu hò trong hơi hướng của âm nhạc hiện đại. Những ai đã từng xem chương trình đó, hẳn sẽ phải nghe đi nghe lại bài hát mẹ yêu con, chiếc khăn piêu, trống cơm… đây được xem là những tác phẩm xưa cũ nhưng lại được tái hiện với đầy đủ màu sắc khi có sự sáng tạo kết hợp giữa giai điệu dân gian, rap và hơi hướng của R&B khi những nghệ sỹ trẻ đã sáng tạo cũng như viết thêm 1 số lời cho bài hát trong đoạn rap, đồng thời, họ bổ sung những màn vũ đạo đầy ấn tượng mang hơi thở của cuộc sống mới nhưng lại không hề làm mất đi bản chất cũng như sắc thái vốn có của bài hát.

Những nghệ sỹ trẻ tuổi, kết hợp cùng những nghệ sỹ gạo cội, tất cả họ đã truyền lửa đam mê cháy bóng trong suốt chương trình với các tiết mục mang đậm chất dân gian, quê hương từ ngàn xưa như nghệ thuật chèo, cải lương rồi đến những bản hùng ca bi tráng của thời kỳ đất nước vùng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm giữ gìn bảo vệ tổ quốc thiêng liêng. Tất cả các tiết mục của những nghệ sỹ đã đưa khán giả đi hết 1 vòng Việt Nam xinh đẹp với những nét văn hoá đậm đà bản sắc nhưng chất liệu âm nhạc vẫn mang màu sắc của thời đại.
Và mới đây nhất, MV Bắc Bling của nữ ca sỹ Hoà MinZy kết hợp với NSND Xuân Hinh đã đem đến cũng như lột tả được gần hết những truyền thống vốn có với di tích lịch sử, phong tục tập quán của người dân quan họ Bắc Ninh như tranh đông hồ, hội kéo co làng Hữu Chấp, hội Lim, làng nghề gốm cùng một số địa danh như chùa Dâu, đền Bà Chúa Kho, Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh. Ca sĩ cũng đề cập một số tập tục của người Việt nói chung như têm trầu, nhuộm răng đen, lễ vinh quy bái tổ. Sau hơn 2 tuần phát hành, MV đã có lượng người nghe xếp top 1 trên toàn cầu với hơn 60 triệu lượt xem và nghe và đến thời điểm hiện tại đã là 100 triệu, 1 con số rất đáng ngưỡng mộ đối với 1 sản phẩm âm nhạc của thế hệ trẻ nhưng lại mang âm hưởng của quê hương, đất nước.
Như chúng ta biết, âm nhạc có rất nhiều thể loại, rất nhiều gu thưởng thức khác nhau, tuỳ theo sở thích của từng người, từng thế hệ, tuy nhiên, khi lời bài hát cất lên mang giai điệu của quê hương, đất nước, giai điệu của truyền thống hào hùng của dân tộc thì tất cả đều có 1 điểm chung là có sự đón nhận bằng cả trái tim của người Việt Nam giàu lòng yêu nước, họ sẽ xích lại gần nhau, cùng hoà mình vào những lời ca, tiếng hát, giai điệu của bài hát và đây được coi là điểm mấu chốt cho các nghệ sỹ trẻ, những thế hệ Gen Z ngày nay, những người sống trong thời đại công nghệ nhưng lại đang rất thành công khi lựa chọn tình yêu quê hương, đất nước là điểm đến trong các tác phẩm của mình, điều này đã làm sống dậy những thời kỳ hào hùng của dân tộc, những phong tục, tập quán của các miền quê được tái hiện gần như đầy đủ trong các tác phẩm đã thu hút rất lớn lượng người nghe cũng như quan tâm và đó được coi là điểm mẫu chốt trong thành công của các chương trình ca nhạc hay những MV ca nhạc thời điểm hiện tại.
Bảo tồn cũng như phát huy những giá trị truyền thống của quê hương đất nước trong âm nhạc của thế hệ ngày nay là việc làm cần thiết của tất cả chúng ta chứ không riêng gì giới nghệ sỹ vì chúng ta biết rằng, nước Việt Nam với hơn 3.000 năm văn hiến đi lên từ trong bom đạn dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh sẽ luôn là chân lý và là niềm cảm hứng bất tận dù là thế hệ nào. Người Việt Nam có 1 lòng yêu nước nồng nàn và việc bảo tồn những giá trị cốt lõi của dân tộc, của cha ông trong âm nhạc nó như nét đẹp đã tồn tại trong suốt chiều dài hình thành và phát triển của đất nước, nó là lẽ tự nhiên của 1 dân tộc anh hùng, như là nét chấm phá rất đậm nét trong đời sống của người dân.